tuyên truyền
tuyên truyền, trưng cầu ý kiến nhân dân đối với các biểu tượng Thanh Hóa
Tạo hình tổng thể của logo là hình tượng một ô cửa chính của thành nhà Hồ, bức tường thành tiêu biểu cho kiến trúc cổ ở tỉnh Thanh Hóa. Hình tổng thể được tạo nên với một bố cục chặt chẽ thể hiện sự vững chắc và uy nghi.
Phía trên là hình tượng mặt trời được thể hiện bằng những nét khắc vạch cô đọng từ hoa văn trống đồng Đông Sơn (mặt trời 12 cánh), văn hóa Đông Sơn đặc trưng chỉ có ở tỉnh Thanh Hóa. Hình mặt trời mọc với những nét thanh đậm âm bản thể hiện được hiệu ứng ánh sáng hừng Đông mở ra một chân trời mới. Ở giữa tạo ra một khoảng trống màu đỏ được điền vào ngôi sao năm cánh màu vàng, (hình tượng cờ đỏ sao vàng) tượng trưng cho tỉnh lãnh đạo, tiên phong của chính quyền thể chế ở hiện tại.
Phía dưới là hình biểu tượng của bức thành cổ nhà Hồ - Một biểu tượng về văn hóa kiến trúc tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa thể hiện là một bức tường thành vững chắc và trường tồn.
Dưới cùng là phần chữ THANH HÓA thể hiện nội dung tên của tỉnh Thanh Hóa và cũng là phần để vững chắc cho tổng thể logo. Logo được thiết kế bao gồm nhiều phần nhưng tổng thể là một hình tượng cánh cổng chung với bố cục nhất quán và cô đọng.
Màu đỏ - vàng thể hiện sự uy nghi, quyền lực và năng động với sức mạnh của sự phát triển cũng mang màu sắc truyền thống cờ đỏ, sao vàng của tổ quốc.
Mã số: 138
Từ ngàn xưa, xứ Thanh không chỉ nổi tiếng với biệt danh la vùng đất "Địa linh" "Nhân kiệt" mà xứ Thanh còn sinh ra "Vật kiệt", đó là những chiếc trống đồng Đông Sơn nổi tiếng, tinh hoa lắng đọng của một nền văn hóa Đông Sơn từ hơn 2000 năm trước.
Hôm nay trên chặng đường đổi mới và phát triển tỉnh nhà, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, với sự kế thừa và phát huy những giá trị bản sắc, truyền thống, lịch sử, biểu tượng chính của tỉnh nhà hôm nay cũng được lấy hình ảnh chiếc trống đồng Đông Sơn để truyền tải thông điệp cho chặng đường mới, chặng đường phát triển, ấm no và hạnh phúc.
Bằng thủ pháp tạo hình theo lối tối giản, hiện đại, đường nét rõ ràng mạch lạc, dứt khoát, logo (biểu tượng chính của tỉnh nhà) được khắc họa rõ nét tạo nên cái hồn,sự linh thiêng, sự tự hào về đất và người xứ Thanh.
Mã số: 059
- Logo tỉnh Thanh Hóa được thiết kế theo hình tròn biểu trưng hình trống đồng, mặt trời, trái đất thể hiện tính hòa nhập với cộng đồng các dân tộc trong nước và quốc tế, sự phát triển bền vững, trường tồn.
- Trung tâm là Thành nhà Hồ, di sản văn hóa thế giới tượng trưng cho những giá trị lịch sử văn hóa nguồn cội, mãi trường tồn cùng năm tháng. Phía trên là hoa văn trống đồng của nền văn hóa Đông Sơn cách điệu biểu tượng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam, nền văn minh Việt, mang tinh thần dân tộc, vươn cao, vươn xa và không ngừng tỏa sáng là động lực tạo nên niềm tin lớn, sức mạnh lớn tiếp sức cho các thế hệ hôm nay và mai sau đem hết sức mình xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng văn minh, giàu đẹp. Hình ảnh ngôi sao trên nền cờ đỏ biểu trưng sự tỏa sáng khí phách hào hùng của mảnh đất xứ Thanh anh hùng. Bao quanh là hai cánh chim lạc bay lên nâng dòng chữ Thanh Hóa thể hiện khí thế đi lên trong thời đại mới, sự chuyển mình, bứt phá thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vừa tượng hình đôi bàn tay dựng xây gìn giữ, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống, khát vọng vươn lên không ngừng mở ra những vận hội mới để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội cũng như mở ra một tương lai tươi sáng, phồn vinh, thịnh vượng của tỉnh Thanh Hóa, xứng đáng là tỉnh kiểu mẫu, địa danh hội tụ, gặp gỡ, khám phá, đầu tư, hội nhập và phát triển bền vững.
- Logo với gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện màu cờ tổ quốc, tính mạnh mẽ, nhiệt huyết, lòng dũng cảm, năng động, đầy sức sống, màu của tinh thần sáng tạo, đổi mới và phát triển. Màu vàng thể hiện tương lai tươi sáng, ấm no, thịnh vượng.
- Logo toát lên nét đặc trưng vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính thời đại, tính ứng dụng cao, truyền đạt thông điệp rõ ràng, thể hiện tính thẩm mỹ, ngụ ý và biểu trưng riêng của tỉnh, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên nhiều chất liệu.
Mã số: 079
Bố cục biểu trưng được gói gọn trong một hình tròn. Hình tròn thể hiện sự ổn định, chắc chắn, bền vững, là biểu tượng của sự viên mãn sung túc.
Biểu trưng được thiết kế dựa trên những hình ảnh khái quát thể hiện nét đặc trưng riêng, mang bản sắc văn hóa - lịch sử truyền thống của tỉnh Thanh Hóa. Điểm nhấn chính của biểu trưng là tổ hợp hình tượng Thành nhà Hồ (Di sản văn hóa thế giới), di tích Lam Kinh (Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt) và cầu Hàm Rồng (tượng trưng cho thời kỳ đổi mới). Những hình ảnh trên được cách điệu với đường nét đơn giản, mạch lạc, mạnh mẽ, làm toát lên hào khí của một xứ Thanh anh hùng. Hình ảnh ngôi sao năm cánh tượng trưng cho sự hội tụ tinh hoa, sự thiêng liêng cao cả, đồng thời ngôi sao cũng có ý nghĩa thể hiện sự nhất quán trong định hướng phát triển.
Các đường nét trong biểu trưng đan xen tầng tầng, lớp lớp tạo được một thế phát triển vươn cao trên một nền tảng vững chắc.
Bao quanh bên ngoài logo là một vòng tròn, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương. Vòng tròn là cầu nối, sự gắn kết giữa lịch sử truyền thống và hiện tại. Vòng tròn cũng gợi lên hình ảnh mặt trống đồng Đông Sơn, một di vật nổi tiếng.
Biểu trưng được thiết kế với đường nét, hình khối đơn giản, tách biệt, dễ dàng thể hiện trên mọi chất liệu với đa dạng cách thức: in ấn, đắp nổi, phóng to, thu nhỏ.
Mã số: 122
"Danh xưng Thanh Hóa" ra đời năm 1029 thời vua Lý Thái Tông, gọi là "Phủ Thanh Hóa". Trải qua rất nhiều biến chuyển của thời gian, Thanh Hóa hiện có rất nhiều hình ảnh tiêu biểu đọng lại của văn hóa, lịch sử và danh thắng. Vì vậy, biểu trưng này lấy ý tưởng từ hình ảnh Thành nhà Hồ, bởi trước thời nhà Hồ có nhiều công trình kiến trúc đã được xây dựng, tuy nhiên do vật liệu từ gỗ, gạch nung và vôi vữa không bền vững nên không còn công trình nào tồn tại đến ngày nay. Thành nhà Hồ - một kiến trúc đá còn lại khá nguyên vẹn và sớm nhất Việt Nam cho thấy sức mạnh của trí tuệ và tài năng của người Việt - đây là biểu tượng tiêu biểu nhất cho tỉnh Thanh Hóa, cũng là công trình đã được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Hình ảnh đại diện bao gồm các mặt nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về phát triển kinh tế gồm: Công nghiệp - Nông nghiệp và Du lịch: Bánh xe là biểu tượng của sự phát triển công nghiệp; bông lúa là biểu tượng của nền nông nghiệp; Thành nhà Hồ là biểu tượng của du lịch; ngôi sao vàng và chữ "Thanh Hóa" nói lên tính chất tượng trưng hành chính công của tỉnh Thanh Hóa".
tuyên truyền
tuyên truyền, trưng cầu ý kiến nhân dân đối với các biểu tượng Thanh Hóa
Tạo hình tổng thể của logo là hình tượng một ô cửa chính của thành nhà Hồ, bức tường thành tiêu biểu cho kiến trúc cổ ở tỉnh Thanh Hóa. Hình tổng thể được tạo nên với một bố cục chặt chẽ thể hiện sự vững chắc và uy nghi.
Phía trên là hình tượng mặt trời được thể hiện bằng những nét khắc vạch cô đọng từ hoa văn trống đồng Đông Sơn (mặt trời 12 cánh), văn hóa Đông Sơn đặc trưng chỉ có ở tỉnh Thanh Hóa. Hình mặt trời mọc với những nét thanh đậm âm bản thể hiện được hiệu ứng ánh sáng hừng Đông mở ra một chân trời mới. Ở giữa tạo ra một khoảng trống màu đỏ được điền vào ngôi sao năm cánh màu vàng, (hình tượng cờ đỏ sao vàng) tượng trưng cho tỉnh lãnh đạo, tiên phong của chính quyền thể chế ở hiện tại.
Phía dưới là hình biểu tượng của bức thành cổ nhà Hồ - Một biểu tượng về văn hóa kiến trúc tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa thể hiện là một bức tường thành vững chắc và trường tồn.
Dưới cùng là phần chữ THANH HÓA thể hiện nội dung tên của tỉnh Thanh Hóa và cũng là phần để vững chắc cho tổng thể logo. Logo được thiết kế bao gồm nhiều phần nhưng tổng thể là một hình tượng cánh cổng chung với bố cục nhất quán và cô đọng.
Màu đỏ - vàng thể hiện sự uy nghi, quyền lực và năng động với sức mạnh của sự phát triển cũng mang màu sắc truyền thống cờ đỏ, sao vàng của tổ quốc.
Mã số: 138
Từ ngàn xưa, xứ Thanh không chỉ nổi tiếng với biệt danh la vùng đất "Địa linh" "Nhân kiệt" mà xứ Thanh còn sinh ra "Vật kiệt", đó là những chiếc trống đồng Đông Sơn nổi tiếng, tinh hoa lắng đọng của một nền văn hóa Đông Sơn từ hơn 2000 năm trước.
Hôm nay trên chặng đường đổi mới và phát triển tỉnh nhà, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, với sự kế thừa và phát huy những giá trị bản sắc, truyền thống, lịch sử, biểu tượng chính của tỉnh nhà hôm nay cũng được lấy hình ảnh chiếc trống đồng Đông Sơn để truyền tải thông điệp cho chặng đường mới, chặng đường phát triển, ấm no và hạnh phúc.
Bằng thủ pháp tạo hình theo lối tối giản, hiện đại, đường nét rõ ràng mạch lạc, dứt khoát, logo (biểu tượng chính của tỉnh nhà) được khắc họa rõ nét tạo nên cái hồn,sự linh thiêng, sự tự hào về đất và người xứ Thanh.
Mã số: 059
- Logo tỉnh Thanh Hóa được thiết kế theo hình tròn biểu trưng hình trống đồng, mặt trời, trái đất thể hiện tính hòa nhập với cộng đồng các dân tộc trong nước và quốc tế, sự phát triển bền vững, trường tồn.
- Trung tâm là Thành nhà Hồ, di sản văn hóa thế giới tượng trưng cho những giá trị lịch sử văn hóa nguồn cội, mãi trường tồn cùng năm tháng. Phía trên là hoa văn trống đồng của nền văn hóa Đông Sơn cách điệu biểu tượng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam, nền văn minh Việt, mang tinh thần dân tộc, vươn cao, vươn xa và không ngừng tỏa sáng là động lực tạo nên niềm tin lớn, sức mạnh lớn tiếp sức cho các thế hệ hôm nay và mai sau đem hết sức mình xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng văn minh, giàu đẹp. Hình ảnh ngôi sao trên nền cờ đỏ biểu trưng sự tỏa sáng khí phách hào hùng của mảnh đất xứ Thanh anh hùng. Bao quanh là hai cánh chim lạc bay lên nâng dòng chữ Thanh Hóa thể hiện khí thế đi lên trong thời đại mới, sự chuyển mình, bứt phá thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vừa tượng hình đôi bàn tay dựng xây gìn giữ, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống, khát vọng vươn lên không ngừng mở ra những vận hội mới để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội cũng như mở ra một tương lai tươi sáng, phồn vinh, thịnh vượng của tỉnh Thanh Hóa, xứng đáng là tỉnh kiểu mẫu, địa danh hội tụ, gặp gỡ, khám phá, đầu tư, hội nhập và phát triển bền vững.
- Logo với gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện màu cờ tổ quốc, tính mạnh mẽ, nhiệt huyết, lòng dũng cảm, năng động, đầy sức sống, màu của tinh thần sáng tạo, đổi mới và phát triển. Màu vàng thể hiện tương lai tươi sáng, ấm no, thịnh vượng.
- Logo toát lên nét đặc trưng vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính thời đại, tính ứng dụng cao, truyền đạt thông điệp rõ ràng, thể hiện tính thẩm mỹ, ngụ ý và biểu trưng riêng của tỉnh, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên nhiều chất liệu.
Mã số: 079
Bố cục biểu trưng được gói gọn trong một hình tròn. Hình tròn thể hiện sự ổn định, chắc chắn, bền vững, là biểu tượng của sự viên mãn sung túc.
Biểu trưng được thiết kế dựa trên những hình ảnh khái quát thể hiện nét đặc trưng riêng, mang bản sắc văn hóa - lịch sử truyền thống của tỉnh Thanh Hóa. Điểm nhấn chính của biểu trưng là tổ hợp hình tượng Thành nhà Hồ (Di sản văn hóa thế giới), di tích Lam Kinh (Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt) và cầu Hàm Rồng (tượng trưng cho thời kỳ đổi mới). Những hình ảnh trên được cách điệu với đường nét đơn giản, mạch lạc, mạnh mẽ, làm toát lên hào khí của một xứ Thanh anh hùng. Hình ảnh ngôi sao năm cánh tượng trưng cho sự hội tụ tinh hoa, sự thiêng liêng cao cả, đồng thời ngôi sao cũng có ý nghĩa thể hiện sự nhất quán trong định hướng phát triển.
Các đường nét trong biểu trưng đan xen tầng tầng, lớp lớp tạo được một thế phát triển vươn cao trên một nền tảng vững chắc.
Bao quanh bên ngoài logo là một vòng tròn, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương. Vòng tròn là cầu nối, sự gắn kết giữa lịch sử truyền thống và hiện tại. Vòng tròn cũng gợi lên hình ảnh mặt trống đồng Đông Sơn, một di vật nổi tiếng.
Biểu trưng được thiết kế với đường nét, hình khối đơn giản, tách biệt, dễ dàng thể hiện trên mọi chất liệu với đa dạng cách thức: in ấn, đắp nổi, phóng to, thu nhỏ.
Mã số: 122
"Danh xưng Thanh Hóa" ra đời năm 1029 thời vua Lý Thái Tông, gọi là "Phủ Thanh Hóa". Trải qua rất nhiều biến chuyển của thời gian, Thanh Hóa hiện có rất nhiều hình ảnh tiêu biểu đọng lại của văn hóa, lịch sử và danh thắng. Vì vậy, biểu trưng này lấy ý tưởng từ hình ảnh Thành nhà Hồ, bởi trước thời nhà Hồ có nhiều công trình kiến trúc đã được xây dựng, tuy nhiên do vật liệu từ gỗ, gạch nung và vôi vữa không bền vững nên không còn công trình nào tồn tại đến ngày nay. Thành nhà Hồ - một kiến trúc đá còn lại khá nguyên vẹn và sớm nhất Việt Nam cho thấy sức mạnh của trí tuệ và tài năng của người Việt - đây là biểu tượng tiêu biểu nhất cho tỉnh Thanh Hóa, cũng là công trình đã được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Hình ảnh đại diện bao gồm các mặt nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về phát triển kinh tế gồm: Công nghiệp - Nông nghiệp và Du lịch: Bánh xe là biểu tượng của sự phát triển công nghiệp; bông lúa là biểu tượng của nền nông nghiệp; Thành nhà Hồ là biểu tượng của du lịch; ngôi sao vàng và chữ "Thanh Hóa" nói lên tính chất tượng trưng hành chính công của tỉnh Thanh Hóa".